nội dung chính
Bệnh sỏi (mật, thận, gan) là bệnh mãn tính, rất dễ tái phát nếu không điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về bệnh sỏi và cách điều trị hiệu quả bệnh sỏi bằng các biện pháp tự nhiên, không cần can thiệp dao kéo.
Sỏi được hình thành trong cơ thể như thế nào?
Sỏi là sự lắng đọng của các thành phần như: muối mật, canxi oxalat, cholesterol, bilirubin…do không được hòa tan, các chất trên tích tụ lại trong gan mật, trong đài thận, bể thận, đường tiết niệu… từ đó tạo nên các loại sỏi tương ứng như sỏi túi mật, sỏi gan, sỏi thận…
Điều trị sỏi mật, sỏi thận và sỏi gan như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi khác nhau. Với Tây y thì có các phương pháp như phẫu thuật, tán sỏi qua da, với Đông y thì có thể dùng các dược liệu đông y để điều trị. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nên người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để điều trị.
Khi điều trị sỏi, với Tây y thì có thể phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi hoặc cắt bỏ luôn túi mật (sỏi mật) trong trường hợp sỏi đã biến chứng nặng (viêm túi mật, đau đớn hoặc sỏi quá to).
Ngược lại, với Đông y thì sỏi được bắt nguồn từ gan mật, thận, khi chức năng gan mật hay thận bị suy giảm, hoặc do chế độ ăn uống hằng ngày dư thừa cholesterol, canxi, nhiều độc tố… gan thận không đào thải hết độc tố từ đó gây nên sỏi. Từ đó việc phẫu thuật sỏi, tán sỏi hoặc cắt túi mật thì chỉ là phương pháp tạm thời. Vì sau đó, sỏi vẫn tiếp tục tái phát ở gan, thận, đường dẫn mật…
Trên thực tế nhiều người bệnh sau khi phẫu thuật cắt túi mật, phẫu thuật sỏi không những bị sỏi tái phát mà còn phải có chế độ ăn kiêng hợp lý vì thức ăn thiếu dịch mật từ túi mật xuống để tiêu hóa từ đó người bệnh có biểu hiện khó tiêu, đầy bụng, vàng da…
Người bệnh cần hiểu đúng về bệnh sỏi mật, sỏi thận và sỏi gan
Sỏi là bệnh mãn tính và có khả năng tái phát rất cao (trên 70% người bệnh phẫu thuật sỏi bị tái phát lại) nên mặc dù sau khi đã điều trị hết sỏi thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn kiêng hợp lý kết hợp chế độ vận động thể dục, dùng thuốc phòng ngừa sỏi tái phát…để hạn chế đến mức tối đa sỏi tái phát. Từ đó, quan niệm khi bị sỏi thì chỉ cần phẫu thuật lấy sỏi là hết sỏi là chưa đúng.
Điều trị sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan từ gốc bằng thuốc Đông y
Như đã trao đổi ở trên thì sỏi được hình thành do gan, mật, thận. Các bài thuốc Đông y chủ yếu được tổng hợp từ các thảo dược tự nhiên nên không chỉ hỗ trợ tán sỏi mà còn hỗ trợ cải thiện các chức năng gan mật, thận…từ đó khả năng sỏi tái phát sau điều trị là rất thấp. Ngoài ra, đối với các trường hợp phát hiện sỏi muộn (đã biến chứng, viêm đau…) khiến phải phẫu thuật gấp cũng có thể sử dụng các bài thuốc này để phòng ngừa sỏi tái phát, cải thiện chức năng gan mật, thận, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng…mà người bệnh sỏi thường mắc phải.
Người bệnh có thể làm gì để hạn chế sỏi tái phát?
Bên cạnh việc dùng thuốc để hạn chế sỏi tái phát thì người bệnh sỏi còn có thể kết hợp các yếu tố khác như: luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lâu, vận động thể dục thường xuyên, ăn ít dầu mỡ, trứng gà, thịt gia cầm, ăn nhiều rau, cá biển, uống nhiều nước…Đây được xem là những chìa khóa vàng trong sinh hoạt của những bệnh nhân bị sỏi.