Giải đáp: “Bệnh sỏi thận không nên ăn gì?”

Chào bác, gần đây tôi thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ như tiểu nhiều, tiểu rắt kèm theo những cơn đau bụng dưới. Nhiều người nói đó là dấu hiệu bệnh sỏi thận chỉ cần chú ý ăn uống là bệnh sẽ khỏi. Vậy bệnh sỏi thận không nên ăn gì và nên bổ sung thực phẩm gì? Rất mong được bác sĩ giải đáp.

Cảm ơn bác sĩ!

(Trần Thị Trang – 36 tuổi – Hải Dương)

Giải đáp

Chào bạn Trang,

Trước khi trả lời thắc mắc của bạn “bệnh sỏi thận không nên ăn gì”  tôi muốn lưu ý đến bạn một số điều sau:

Bệnh sỏi thận là căn bệnh về đường tiết niệu hình thành do quá trình lắng đọng các chất thải trong nước tiểu tại thận. Khi bị bệnh này cơ thể người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu bất thường như:

  • Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, lúc đi tiểu luôn có cảm giác đau buốt
  • Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau có thể lan ra mạn sườn, sống lưng hoặc di chuyển xuống bên dưới phần háng, đùi hoặc tinh hoàn (nam giới).
  • Nước tiểu có mùi hôi, vẩn đục có thể kèm theo máu
  • Đau tức khi ngồi lâu trong một tư thế
  • Sốt, ớn lạnh, gai người
  • Sưng chân tay : triệu chứng khi bệnh đã sang giai đoạn nặng

Đối với trường hợp của bạn  những triệu chứng mà bạn gặp phải đều là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi thận nhưng không thể dựa vào đó để khẳng định chắc chắn rằng bạn đã mắc căn bệnh đường tiết niệu này. Tốt nhất bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác xem có mắc sỏi hay không.

bị sỏi thận nên ăn gì

bị sỏi thận nên ăn gì

Tôi cũng muốn lưu ý đến bạn điều sau: Trong một vài trường hợp bị sỏi thận nhỏ nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cơ thể có thể tự đào thải sỏi ra ngoài theo đường tiểu nhưng không phải tất cả, đặc biệt với trường hợp sỏi có kích thước vừa và lớn bạn cần tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp để loại bỏ sỏi. Việc kéo dài thời gian chữa trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Song song với đó bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cần phải lưu ý bệnh sỏi thận kiêng ăn gì và nên bổ sung những thực phẩm gì để bệnh tình nhanh chóng cải thiện đồng thời tránh bệnh tái phát sau khi điều trị.

Bệnh sỏi thận không nên ăn gì?

  • Hạn chế muối và mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày để  cắt giảm hàm lượng Natri và oxalate trong nước tiểu.
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa nhiều purin như: Lòng bò, lòng heo, cá khô, lạp xưởng, một số loại mắm…
  • Hạn chế ăn thịt động vật
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalate như: Trà đặc, cafe, các loại đậu, rau muống, rau bina…
  • Chuối: Dù chuối là loại quả chứa nhiều dưỡng chất nhưng lượng kali trong chuối rất lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
  • Bơ: Hàm lượng Kali trong bơ rất cao, người bệnh khi sử dụng sẽ làm tăng áp lực cho thận khiến bệnh tình thêm nặng.
  • Hoa quả khô: Trong hoa quả khô có chứa nhiều Bazơ Oxalic sẽ kích thích sự phát triển của sỏi thận.
  • Khoai tây: Giống như bơ và chuối, hàm lượng kali trong khoai tây khá lớn do đó người bệnh cần hạn chế sử dụng.
  • Vitamin C: Bổ sung quá nhiều vitamin điển hình là sử dụng viên C sủi với liều lượng cao sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi. Đối với bệnh nhân mắc sỏi không nên bổ sung nhiều vitamin C vì chúng dễ chuyển hóa thành oxalate kích thích sự phát triển của sỏi. Theo khuyến cáo của bác sĩ người bệnh không nên uống quá 500 mg vitamin C/ ngày.
  • Bia rượu: Người bệnh không nên sử dụng bia rượu vì chúng dễ làm xáo trộn quá trình trao đổi chất và gây mất cân bằng độ kiềm trong cơ thể dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì?

Ngoài lưu ý về vấn đề bệnh sỏi thận không nên ăn gì bạn cũng cần biết thực phẩm nào có lợi cho người bị bệnh để cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1.5 lít – 2 lít nước.
  • Bổ sung chất xơ, có nhiều trong lúa mì, gạo, lúa mạch đen…
  • Tăng cường uống nước chanh, nước cam vì trong những loại nước này có chứa nhiều Citrat giúp chống lại quá trình tạo sỏi hiệu quả.
  • Bổ sung đủ canxi cho cơ thể: Nhiều người cho rằng canxi chính là nguyên nhân hình thành nên sỏi canxi ở thận nhưng thực chất không phải như thế. Ngược lại người bệnh nên bổ sung đủ canxi cho cơ thể từ 800mg -1.300mg/ ngày vì việc hạn chế canxi như nhiều người bệnh vẫn lầm tưởng sẽ khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu oxalat từ ruột dẫn đến sỏi thận.
  • Ăn nhiều rau xanh để giảm quá trình hấp thu những chất tạo sỏi

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn tháo gỡ thắc mắc về vấn đề bệnh sỏi thận kiêng ăn gì và những thực phẩm nào tốt cho người bệnh. Hãy nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất nhé!

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Trả lời